- Nơi sản xuất: Bát Tràng, Việt Nam
- Chất liệu: Sứ cao cấp vẽ vàng 24k
- Màu sắc: vàng
- Kích thước: Cao 30 cm
- Hoa văn: Cá rồng vàng
Bình hút tài lộc Sen vàng cao 34cm (vàng 18k)
Thông tin sản phẩm
Tên sản phẩm: Bình hút tài lộc vẽ vàng Sen vàng
Sản phẩm được vẽ bởi lớp vàng 18k theo các hoa văn men lam truyền thống
Kích thước : cao 34cm
Đường kính: 32cm, đường kính miệng: 12cm
Tặng chân gỗ hương
Chất liệu: Gốm sứ Bát tràng
Nguồn gốc: Bát Tràng – VN
Hoa sen là loài hoa duy nhất hội tụ đủ năm yếu tố ngũ hành. Thân sen: mộc, nước (nơi sen mọc): thủy, bông sen hồng: hỏa, nhụy vàng: thổ, ngó sen trắng: kim
Bông hoa sen cũng tượng trưng cho sự thanh cao, bất khuất của người quân tử, giữ chặt lòng mình trước cám dỗ của lợi danh, giữ cho mình sự trong sạch dù ở giữa chốn bùn nhơ.
Bông hoa sen đã đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc và điêu khắc của người Việt xưa, trong nghệ thuật, trong văn học, ẩm thực…
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long. Đây là thời kỳ mà Phật giáo phát triển mạnh do đó hình tượng hoa sen được ứng dụng rất nhiều.
Trên một số viên gạch lát nền lớn tại đền vua Đinh và vua Lê, ngoài đề tài trang trí chim phượng còn có đề tài hoa sen. Có loại hoa sen 16 cánh, có loại 14 cánh, có loại 8 cánh, có loại hoa sen có số lượng không cố định.
Thời nhà Lý, họa tiết hoa sen được sử dụng nhiều trong các công trình của Phật giáo như: bệ tượng Phật, những tảng đá kê chân cột, diềm cửa tháp, diềm bệ tượng… Bất cứ ở đâu, vị trí nào nếu có điều kiện thích hợp các nghệ nhân sẽ sử dụng ngay họa tiết hoa sen để trang trí.
Đến nhà Trần trên các sản phẩm gốm hoa nâu họa tiết hoa sen được sử dụng với phong cách hiện thực sinh động.
Thời kỳ nhà Lê sơ mặc dù đạo Phật bị hạn chế, các chùa tháp không phát triển, nhưng hoa sen vẫn là loại đề tài được chú ý nhiều. Hoa sen không những được trang trí trên các bệ tượng Phật, trên các chân tảng cột chùa mà còn ở các thành bậc cung điện của triều đình và trên cả các bia tiến sĩ ở Văn Miếu.
Họa tiết, hoa văn của mỗi thời kỳ lịch sử cùng với kỹ thuật làm gốm riêng đã làm nên vẻ đẹp độc đáo của gốm sứ Việt Nam
Sản phẩm Sản phẩm được nung ở 1200-1300 độ C, qua bàn tay nghệ nhân với những nét vẽ tài hoa và được vẽ vàng 18K sau đó được nung tiếp ỏ nhiệt độ trên 800 độ C tạo nên độ bền cho sản phẩm. Thời gian triển khai vẽ 7 ngày cho một sản phẩm